Bánh mì que Đà Nẵng là một món ăn vặt vỉa hè Đà thành khiến nhiều người “mê mẩn” vì hương vị tuyệt hảo. Không quá lời khi kết luận bánh mì que chính là một trong những đại diện tiêu biểu nhất của ẩm thực nơi đây.
Nếu là một người yêu thích đặc sản Đà Nẵng thì chắc chắn du khách không thể không biết tới món bánh mì que Đà Nẵng. Với lớp vỏ nóng giòn, bên trong là pate thơm bùi cùng tương ớt cay nồng, món bánh mì que thực sự “chinh phục” được dạ dày của những thực khách khó tính nhất.
1. Bánh mì que Đà Nẵng có gì đặc biệt?
Không chỉ nổi tiếng bởi những bãi biển đẹp, hấp dẫn khách du lịch mà Đà Nẵng còn được biết đến với nhiều món ăn ngon, đặc sắc. Nơi đây được ví như “thiên đường” dành cho những tâm hồn đam mê ăn uống vì là quê hương của nhiều món ăn ngon như: bún mắm nêm, bánh canh, bánh tráng cuốn thịt heo, bánh xèo, nem lụi, gỏi cá Nam Ô, bê thui Cầu Mống, nem tré,… Và nếu là một tín đồ ẩm thực, chắc chắn du khách không thể bỏ qua món bánh mì que Đà Nẵng.
Có thể bạn quan tâm:
- Bánh mì que Hải Phòng – món ăn vặt đường phố gây thương nhớ
- Ăn bánh mì que có bao nhiêu calo – Giải đáp thắc mắc nhanh
- Bí quyết làm bánh mì que Pháp ngon, hấp dẫn, vị khó quên
Bánh mì que ở Đà Nẵng có hình dạng khá nhỏ nhắn, chỉ rộng bằng 2 ngón tay và dài chừng 30cm. Bánh mì que Đà Nẵng gồm những gì? Bên trong nhân bánh là pate béo ngậy làm bằng phương pháp thủ công. Ngoài ra, nhân bánh còn được “biến tấu” với nhiều loại nguyên liệu khác như thịt xá xíu, trứng ốp,… Vỏ bánh giòn, hòa quyện với nhân, mang đến cho bạn cảm giác cực kỳ thỏa mãn khi thưởng thức.
2. Hướng dẫn cách làm bánh mì que Đà Nẵng chuẩn vị
Nếu chưa có điều kiện ghé thăm Đà Nẵng nhưng vẫn muốn nếm thử món đặc sản vỉa hè này, bạn có thể học theo hướng dẫn làm bánh mì que Đà Nẵng tại nhà dưới đây:
2.1. Hướng dẫn cách làm vỏ bánh mì que
- Chuẩn bị nguyên liệu: Để làm vỏ bánh, bạn cần chuẩn bị 490g bột mì + 3/4 muỗng muối + 1,5 muỗng men nở + 3/4 chén bột bắp + 1,5 chén nước ấm;
- Làm bột bánh: Bạn cho men nở vào âu, thêm vào 3/4 bột mì và 1/2 nước ấm rồi dùng tay trộn đều hỗn hợp cho tới khi bột nhão và nổi bọt. Tiếp theo, cho muối và bột mì vào âu bột nhão, trộn đều lên. Sau đó, cho nước ấm vào hỗn hợp, trộn đều tay tới khi bột mịn dẻo. Nếu dùng tay kéo bột, bột có độ dai và không bị đứt đoạn là đạt chuẩn;
- Nhào bột: Bạn lấy phần bột trên ra khỏi âu, rắc một chút bột khô lên mặt bàn để tạo lớp áo bột chống dính rồi dùng tay nhào bột khoảng 10 – 15 phút. Lúc này khối bột sẽ mềm và không dính tay;
- Ủ bột: Bạn quét một lớp dầu ăn mỏng quanh âu, cho phần bột đã nhào xong vào, dùng màng bọc thực phẩm bọc kín âu bột. Nên ủ bột khoảng 1 tiếng ở nơi thoáng mát để bột nở gấp 3 lần;
- Tạo hình bánh mì que: Bạn lấy bột đã ủ ra, chia thành những viên nhỏ bằng nhau rồi cán bột mỏng thành hình que dài khoảng 25 cm. Sau đó, dùng dao rạch những đường chéo song song trên mặt bánh mì;
- Nướng bánh: Bạn bật lò nướng bánh mì trước 15 phút ở mức nhiệt 200°C. Sau đó, bạn cho phần bánh mì đã tạo hình xong vào khay đựng, đặt vào lò nướng. Nên nướng bánh trong khoảng 10 phút với nhiệt độ trên rồi điều chỉnh nhiệt độ xuống 180°C, nướng 20 phút tiếp theo.
Sau các bước trên, thành phẩm thu được là vỏ bánh mì que nóng giòn, vàng ươm đẹp mắt.
2.2. Cách làm nhân bánh mì que đặc sản Đà Nẵng
Pate là phần nhân quan trọng nhất trong bánh mì que Đà Nẵng. Cách làm nhân pate như sau:
- Chuẩn bị nguyên liệu: Với phần nhân, nguyên liệu làm bánh mì que Đà Nẵng là 300g gan lợn + 500g thịt nạc vai + 200g bì lợn + 150g mỡ tảng + 2 cái bánh mì + sữa tươi không đường + phô mai + 6 củ hành khô + 1 củ hành tây + 2 củ tỏi + các loại gia vị và dụng cụ cần thiết (khuôn hấp, máy xay, nồi hấp);
- Sơ chế nguyên liệu: Với gan lợn, bạn rửa sạch, thái thành những lát mỏng và ngâm vào sữa tươi không đường khoảng 20 – 30 phút nhằm loại bỏ mùi tanh và độc tố trong gan, sau đó vớt gan ra rổ, để ráo. Với bì lợn, bạn cạo sạch, bóp muối, rửa sạch với nước rồi cho bì và thịt lợn vào chần qua nước nóng trong khoảng 5 phút, để ráo nước. Với mỡ lợn, bạn rửa sạch, thái mỏng thành những miếng to để lót đáy khuôn pate. Với bánh mì, bạn lấy phần ruột, xé nhỏ cho vào bát, trộn đều với sữa cho tới khi dẻo quánh. Hành tây bạn đem thái hạt lựu; tỏi và hành khô thì bóc vỏ, đập dập, băm nhỏ;
- Xay nhuyễn pate: Bạn cho dầu ăn vào chảo đun nóng rồi cho hành khô, tỏi băm vào phi thơm. Tiếp theo, cho gan heo vào đảo qua rồi cho hành tây, thêm chút nước mắm và tiêu xay vào, xào tới khi cạn nước. Bì lợn bạn đem luộc nhừ, thái miếng, cho vào xay dùng gan lợn. Tiếp đó, cho thịt lợn và bánh mì vào máy xay, thêm vào chút hạt tiêu, muối, nước mắm, mì chính, tỏi và hành khô. Sau cùng, bạn đổ pate đã xay vào xay cùng hỗn hợp trên;
- Hấp pate: Bạn xếp phần mỡ thái miếng mỏng vào đáy khuôn đựng pate, phết quanh khuôn một lớp dầu ăn mỏng hoặc bơ rồi đổ pate đã xay lên trên. Sau đó, bạn dùng giấy bạc bọc kín miệng khuôn, bật bếp, dùng nồi hấp pate cách thủy khoảng 70 phút hoặc hấp trong nồi áp suất khoảng 50 phút;
- Thành phẩm: Pate chín với màu đỏ đậm tự nhiên, có mùi thơm và vị ngọt béo ngậy. Bạn lấy vỏ bánh mì que, xẻ dọc rồi phết pate vào nhân, thêm chút tương ớt là hoàn thành.
3. Lưu ý khi làm nhân bánh mì que chuẩn vị Đà Nẵng
- Chọn gan heo sạch, đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Khi sơ chế, nên thực hiện đúng theo hướng dẫn;
- Khi xay pate cùng các nguyên liệu khác không nên xay quá nhuyễn;
- Quá trình hấp pate nên cho ít nước để tránh nước tràn vào pate;
- Gia vị cho vào pate có thể tùy chỉnh tùy theo khẩu vị của người dùng.
Có thể bạn quan tâm:
- Bún mắm nêm – Đặc sản miền Trung mang theo hương vị đặc biệt
- Cách nấu mì Quảng đặc sản Quảng Nam vị đậm đà thơm ngon
Trong hành trình khám phá Đà Nẵng, du khách đừng quên nếm thử món bánh mì que Đà Nẵng với lớp vỏ giòn rụm, lớp nhân ngọt bùi, đậm vị. Chắc chắn, bạn sẽ nhớ mãi hương vị của món bánh mì “lừng danh” này.
Tổng hợp: https://amthucmientrung247.net/