Bún bò Huế là món ăn quen thuộc của người Việt Nam. Nó được biết đến với hương vị đặc trưng, những loại gia vị phong phú và nguồn gốc xuất phát từ Huế – thủ đô của nhà nguyên. Khám phá nguồn gốc của Bún bò Huế sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về món ăn này và những yếu tố đã tạo nên nét đặc trưng của nó. Từ đó sẽ biết cách nấu Bún Bò Huế chuẩn vị nhất nhé.
Lịch sử của Bún Bò Huế: Nguồn gốc và Phát triển
Bún Bò Huế là món ăn nổi tiếng của Việt Nam, được biết đến trên khắp thế giới. Nguồn gốc của bún bò Huế đã được trao đổi trong nhiều thế kỷ và đã phát triển thành một món ăn quen thuộc trong văn hóa ẩm thực Việt Nam.
Nguồn gốc của bún bò Huế được đặt từ thời Đại Nguyên, khi những người dân sống ở Huế đã bắt đầu sử dụng các loại rau, thịt và gia vị để chế biến món ăn. Từ đó, bún bò Huế đã được phát triển và trở thành một món ăn quen thuộc trong văn hóa ẩm thực Việt Nam.
Trong thời gian phát triển, bún bò Huế đã được nâng cấp và điều chỉnh theo nhu cầu của người dân. Người dân Huế đã thêm nhiều loại gia vị và thịt vào bún bò Huế để tạo ra một món ăn đặc sắc và đặc biệt.
Hôm nay, bún bò Huế đã trở thành món ăn nổi tiếng trên khắp thế giới. Nó được đánh giá cao về vị, hương vị và hỗn hợp các gia vị đặc sắc. Bún bò Huế là một trong những món ăn quen thuộc nhất trong văn hóa ẩm thực Việt Nam.
Câu chuyện về Nguồn gốc của bún bò Huế
Chuyện kể rằng thủy tổ của nghề làm bún tại Vân Cù là một bà, gọi là Bà Bún. Khi có những người Đàng Ngoài theo chân chúa Tiên Nguyễn Hoàng vào Nam lập nghiệp, có một nhóm người đến định cư trong những Tháp Chàm cổ xưa đã đổ nát nên sau này nơi ấy có tên là làng Cổ Tháp, thuộc huyện Hương Điền. Trong số đó, có một người thiếu nữ xinh đẹp được nhiều người mến chuộng. Trong lúc mọi người sống bằng nghề canh tác làm ruộng thì người thiếu nữ ấy miệt mài làm bún. Được nhiều người mến mộ nhưng cô cũng bị không ít kẻ ganh ghét.
Đến khi vùng đó bị mất mùa liên tiếp 3 năm, kẻ xấu bụng tung tin rằng, mất mùa là do thần linh quở phạt Cô Bún đã đem gạo là “hạt ngọc của Trời, phơi mao ngậm sữa” ra mà ngâm, mà chà, mà xát, mà nghiền nát ra để làm bún. Thế là người dân nổi giận, Hội Đồng thị tộc của làng họp và ra lệnh cho cô phải bỏ nghề làm bún hoặc bị trục xuất khỏi làng. Cô quyết sống chết với nghề nên đã ra đi.
Với bản chất hiền lành, nhân hậu, Cô Bún được làng ban ân cho phép chọn lựa hướng đi và cử năm người thanh niên khỏe mạnh nhất trong làng theo áp tải. Mỗi thanh niên sẽ cõng cái cối đá làm bún của cô đi một chặng đường cho đến khi đuối sức thì người khác thay thế. Cứ thế, đoàn người đi về hướng Đông cặp theo song Bồ không nghỉ. Nơi người trai làng thứ năm quỵ xuống với cái cối đá trên vai là làng Vân Cù sau này. Tại đây, Bà Bún lập nghiệp là truyền nghề làm bún đời đời qua bao nhiêu biến cố thăng trầm của đất nước và dân tộc.
Người ta thường ví von “mềm như bún” nhưng cái mềm Đông Phương lại là cái dẻo dai bền bỉ để sống còn trên bước đường vạn dặm. Thân gái dặm trường, Bà Bún đã vượt Hoành Sơn về Huế . Dân gian có câu: “Hoành Sơn nhất đái chim về cội. Vạn đại dung thân đọi bún bò”. Ý ví von rằng tuy Bà Bún đã không còn nhưng Bún Huế vẫn còn mãi trong nhân gian. Gốc gác của một tô bún bò rất đơn giản, đó là những cọng bún nằm trong tô thịt bò có nước xáo thịt bò mà không có thịt heo.
Con bún (sợi bún) ở Huế được người ta làm nhào, nặn, quết, vắt bằng tay thế nên bạn sẽ thấy con bún Huế thường to hơn bún Bắc và bún Nam. Bún ngon phải là bún Tuần, được làm bằng bột gạo pha chút bột lọc với tỷ lệ vừa phải để cho con bún ướt, ngon và dai hơn. Mà nghe đâu bún Vân Cù ngon là nhờ có nước sông Bồ chảy ngang, trong xanh và ngọt quanh năm các bạn ạ.
Chúng ta thường quen với món bún bò giò heo Nổi tiếng thế nhưng bún thuần Huế xưa thì chỉ có bún bò hoặc bún giò nấu được riêng thôi. Nếu bạn ở Huế, chắc hẳn bạn sẽ rất quen thuộc với hình ảnh các o các chị với đôi quang gánh trên vai từ tờ mờ sáng. Một đầu là nồi bún đang bốc khói trên lò than, một đầu là rổ bún, rau sống, chuối, giá, hành, ngò và các loại gia vị. Tô bún nóng mang hương vị ngọt riêng Huế: cay, béo và ngon đáo để. Thịt bò thì được thái lát mỏng vừa, được ướp gia vị trước khi cho vào nồi xáo, khi thịt vừa chín người ta cho nó vào nồi nước bún bò. Để nước xáo được trong, sau lần sôi thứ nhất, nổi bọt thì đổ nước đi nấu lại, người nấu bún bỏ vào nồi một trái thơm gọt bỏ hoặc vài muỗng me khô.
Trái thơm được sử dụng nhiều hơn vì nó làm cho giò heo mau mềm và vẫn giòn. Làm quen với tô bún bò Huế, bạn sẽ bắt gặp trong bát những miếng chuối bắp xắt lát, những cọng rau quế trắng. Điều đặc biệt là chất chát của chuối bắp sẽ làm xua đi vị ngấy của giò heo, khiến cho tô bún trở nên hấp dẫn hơn. Đặc biệt hơn nữa, người Huế thích ăn ớt, trên tô bún bò giò heo của họ bao giờ cũng là một lớp ớt đỏ lóng lánh mỡ. Quả là một Món ngon đến chảy nước mắt theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng các bạn nhỉ?