Bánh nậm là một trong những món ăn ngon tại Huế với nét đẹp văn hóa ẩm thực được nhiều người yêu thích. Thưởng thức loại bánh này như đang thưởng thức cái vị tinh túy của kinh đô ẩm thực Huế. Hương vị mang nét Huế hài hòa từ mùi vị cho đến mùi hương của lá chuối, lá dong.
Đôi nét về món bánh nậm
Bánh nậm là loại bánh có nguồn gốc tại làng Nam Phổ, xã Phú Thượng, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 3km. Lúc bấy giờ đã dùng bột gạo, tôm, tép giã nhuyễn để làm nên món bánh hấp dẫn này. Đến dần về sau món bánh đã được lan rộng ra hơn và được nhiều người biết đến hơn.
Người ta làm bánh nậm và mang đi giao thương từ khắp các đường phố cho đến kinh thành Huế. Loại bánh này từ đó đã trở thành món ăn yêu thích của mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi ở cố đô. Cũng như từ đó, bánh đã được lan rộng và được nhiều người biết, miền Trung nói riêng cũng như cả Việt Nam nói chung. Và dần dần trở thành một nét đẹp ẩm thực của người Việt.
Chiếc bánh nậm có vẻ bề ngoài được đánh giá khá giống với bánh bột lọc bởi cả 2 chiếc được gói trong lá chuối. Tuy vậy chúng cũng có điểm khác biệt, bởi bột lọc nhìn được nhân phía trong còn nậm có màu trắng đục hơn và nó trải đều lên trên chiếc bánh một cách rất hấp dẫn.
Cách làm món bánh nậm
Tuy là món bánh truyền thống lâu đời nhưng nguyên liệu, cách thức làm bánh nậm lại khá đơn giản không quá cầu kỳ. Nếu chưa có dịp đặt chân đến Huế để thưởng thức hương vị bánh chính tông thì bạn cũng hoàn toàn có thể lăn vào bếp để làm ngay món bánh hấp dẫn này. Cùng tìm hiểu những nguyên liệu cần thiết và cách tạo nên món bánh tuyệt hảo này ngay thôi nào!
Nguyên liệu chuẩn bị làm bánh nậm
Nguyên liệu để chuẩn bị làm bánh này là những nguyên liệu tươi ngon nhất được tuyển chọn kỹ càng. Lúc này người nấu cần để ý đến một số mẹo nhất định để chọn được loại ngon và tươi nhất. Bởi chỉ có nguyên liệu ngon mới giúp được cho món ăn tròn vị nhất có thể.
- Bột gạo 250 gram
- Bột năng 25 gram
- Nước 500ml
- 2 thìa dầu ăn
- Tôm 200 gram
- Thịt nạc xay 150gram
- Bột màu điều 100 gram
- Hành lá, hành tím
- Cùng các loại gia vị thông dụng có muối, bột ngọt, nước mắm, tỏi, ớt …
- Lá chuối hoặc lá dong
Bước sơ chế nguyên liệu: Sơ chế tôm
Đầu tiên đó chính là bước sơ chế, tôm được tách vỏ vỏ, bỏ chỉ tôm rồi rửa thật sạch, băm nhuyễn. Tiếp đến cho thịt xay, tôm vào bát lớn, nêm một muỗng nhỏ muối, một muỗng nhỏ nước mắm cùng một chút bột ngọt, trộn đều để các nguyên liệu hòa quyện với nhau. Tiếp đến bạn hãy để yên khoảng 15 phút cho tôm và thịt thấm gia vị cùng với đó rửa hành lá, hành tím cho sạch, băm nhỏ.
Bước chế biến: Làm nhân bánh
Bắc chảo lên bếp, đổ một chút dầu ăn vào trong chảo và bạn hãy đợi dầu nóng rồi cho hành đã băm nhỏ vào phi thơm. Khi tỏi vàng cho tôm thịt vào đảo đều tay và bạn hãy chú ý, tôm thịt cần tơi ra tránh vón cục.
Khi thấy nhân chuyển sang màu vàng thì thêm hành lá đã băm nhỏ, thêm bột màu vào để từ đó tạo thêm màu sắc cho món ăn rồi đảo khoảng vài phút để nhân chín tới là bắc ra, rồi tắt bếp là xong phần nhân trong công thức làm bánh nậm.
Làm bột bánh nậm cực kỳ đơn giản
Lấy bột gạo nếp trộn với bột năng, nước lọc khuấy cho đều tay tới khi bột tan hoàn toàn trong nước. Sau đó thêm dầu ăn để lửa nhỏ và tiến hành khuấy liên tục đến khi bột được quánh lại có màu trắng đục là bạn có thể tắt bếp được rồi đấy.
Thực hiện gói bánh nậm
Lá chuối cùng với lá dong được rửa sạch cùng sau đó trần qua nước sôi mục đích để cho lá mềm hơn. Hay bạn cũng có thể làm mềm lá bằng cách hơ lửa rồi sau đó bạn hãy cắt lá theo hình chữ nhật có kích thước vừa đủ.
Khi gói bánh nậm bạn hãy lấy dầu ăn và quét lên trên lá, rồi cho bột rồi cán mỏng ra phần lá. Cho tiếp tục nhân tôm thịt vào dàn đều cùng với đó gấp 2 mép lá để nhân nằm trong bánh. Bạn tiếp theo tiến hành úp phần miệng xuống phía dưới.
Sau Đó là hấp bánh trong khoảng thời gian 15, 20p. Sau khi hấp đủ thời gian, bạn có thể bỏ ra để ăn ngay tuy nhiên để ngon hơn bạn có thể để bánh khoảng một lúc cho săn lại và thưởng thức cùng nước mắm đặc trưng.
Chế biến nước mắm của bánh nậm
Nước chấm được coi như “linh hồn” của món bánh nậm, bởi nước chấm có đủ các nguyên liệu cần thiết. Bạn tiến hành lấy đường và khuấy tan trong bát mắm, thêm nước cốt chanh cùng các loại hành tỏi đã được băm nhuyễn. Cuối cùng tiến hành nêm nếm cho vừa ăn là được.
Còn nếu như bạn là khách du lịch, chưa ăn quen cách làm nước chấm của người Huế, bạn có thể chấm bánh với các loại nước chấm chua ngọt thông thường. Nhưng nhìn chung, để đúng hương, tròn vị vẫn là dùng với nước chấm đặc trưng của người Huế. Bạn có thể nhờ quán giảm độ cay nếu không ăn được, hoặc gia giảm theo khẩu vị của mình.
Trình bày và thưởng thức
Bánh nậm có nhiều cách trình bày tùy thuộc vào sở thích, mục đích của người làm bánh. Ta có thể xếp bánh ra đĩa hoặc giá, đặt bát nước chấm bên cạnh và từ từ nhấm nháp vị ngon đậm xứ Huế. Cách ăn bánh đúng kiểu truyền thống là lột vỏ bánh ra, trải lên đĩa. Nên nguyên lá gói, mùi của lá sẽ giúp món ăn thêm thơm ngon.
Giá bán bánh nậm
Tùy vào vị trí, cách thức mua hàng mà bánh nậm được bán với các mức giá khác nhau. Với mỗi loại nguyên liệu cũng vị trí khác sẽ có giá bán khác. Cụ thể các quán ăn bình dân sẽ khác các nhà hàng cao cấp. Vậy nên hãy cùng điểm qua một số mức giá bán khác nhau từ đó giúp bạn có thêm nhiều sự lựa chọn hơn nữa nhé!
- Tại các quán bánh giá mỗi suất bánh dao động từ 15.000 – 40.000đ/suất
- Ở các khu chợ bánh thường được bán theo dĩa, một dĩa có giá từ 7.000 – 10.000đ/dĩa.
- Trên các sàn thương mại điện tử, người bán thường cung cấp bánh theo set 25 chiếc có kèm nước chấm với mức giá từ 100.000 – 150.000đ.
Cách bảo quản bánh nậm
Bánh nậm sau khi hấp chín để bảo quản bánh được lâu, giữ được nhiều hương vị nhất người ta thường sử dụng biện pháp cấp đông. Đây là phương pháp giữ bánh được tươi ngon, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, lưu giữ được giá trị dinh dưỡng của bánh của bánh nhất.
Đây cũng là cách bảo quản nhanh và tiện lợi nhất đối với người làm bánh. Món bánh nậm nếu được bảo quản ở nhiệt độ càng lạnh thì càng tươi được lâu hơn. Bánh đã cấp đông có thể bảo quản đến 3 tháng. Tuy vậy để ăn được tươi mới hơn bạn nên ăn càng sớm càng tốt, để lâu đồng nghĩa hương vị món ăn sẽ bị giảm đi hơn nhiều đó!
Các quán bán bánh nậm đắt khách nhất
Ở Huế, bánh nậm là một món ăn không thể thiếu trong đời sống hằng ngày. Chính vì vậy mà thực khách có thể dễ dàng bắt gặp món bánh này ở khắp mọi nơi. Bạn hoàn toàn có thể thấy ở nhà hàng sang trọng cho đến quán ăn bình dân hay vỉa hè. Mỗi một địa điểm sẽ có vị ngon khác nhau. Cùng xem xem một số quán ăn ngon bán bánh này nhé!
Các quán bán bánh nậm ngon
Hiện nay có nhiều quán bánh nậm thu hút du khách thập phương, đặc biệt các quán ăn có tuổi đời lâu năm, chất lượng tốt có lượng người mua cao. Cùng điểm qua một số quán bánh dưới đây nhé!
- Quán bà Huê tại địa chỉ số 109 đường Nguyễn Huân, thành phố Huế và quán được mở cửa từ 7h – 21h.
- Quán bánh bà Toàn là quán bánh lâu đời ở Huế, quán nằm ở số 09 đường Ưng Bình, Vỹ Dạ, thành phố Huế. Thời gian bán chỉ kéo dài từ 14h – 19h hàng ngày nên bạn hãy chú ý nhé!
- Quán bánh nậm 109 địa chỉ tại số 109 đường Lê Huân, phường Thuận Hòa, thành phố Huế, cùng với đó quán có hoạt động từ 6h – 21h.
- Quán bánh O Thủy mở tại số 27 đường Nguyễn Khuyến, thuộc địa phận phường Phú Nhuận, TP. Huế. Quán chỉ mở cửa từ 14h30 – 18h30 hàng ngày.
- Quán Dì Xinh địa chỉ tại số 82 đường Lê Thánh Tôn, thuộc phường Thuận Thành, thành phố Huế. Thời gian mở cửa từ 13h30 – 19h.
- Quán bánh bà Cư mở tại 23 kiệt 177 Phan Đình Phùng, phường Phú Nhuận, thành phố Huế. Quán mở từ 7h – 21h hàng ngày.
- Quán bà Đỏ lâu đời nằm ở số 8 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, thuộc phường Phù Cát, thành phố. Huế. Thời gian quán mở cửa từ 8h – 21h30 hàng ngày.
- Tiệm bánh Trung Bộ với bánh nậm kèm nước chấm thần thánh ngụ tại số 16 đường Tô Hiến Thành, trung tâm thành phố Huế. Thời gian hoạt động của quán từ 6h30 – 19h30 hàng ngày.
- Quán bánh Chi ngon, rẻ tại số 52 đường Lê Viết Lượng, thuộc phường Xuân Phú, thành phố Huế vô cùng thơm ngon được mở cửa từ 14h -20h hàng ngày.
Các khu chợ bán bánh nậm sống nổi tiếng
Ngoài các quán bánh kể trên, bánh nậm sống cũng được bày bán rộng rãi tại các khu chợ tại thành phố Huế để phục vụ nhu cầu của khách du lịch đến thăm và người dân nơi đây. Cùng điểm qua một số chợ bán chất lượng nhé!
- Chợ Ðông Ba: có địa chỉ để bạn tham khảo tại 13 Trần Hưng Đạo, thành phố Huế.
- Chợ An Cựu có địa chỉ để bạn tham khảo tại: 89 Hùng Vương, thành phố Huế.
- Chợ Tây Lộc có địa chỉ nằm tại: 08 Nguyễn Trãi, phường Tây Lộc, thành Phố Huế .
- Chợ Phú Hậu: có địa chỉ để bạn tham khảo tại 45A Nguyễn Gia Thiều, Phường Phú Hậu, Thành Phố Huế.
- Chợ Bến Ng: có địa chỉ để bạn tham khảo tại Phan Bội Châu, phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế
- Chợ Tây Lộc: có địa chỉ để bạn tham khảo tại 08 Nguyễn Trãi, phường Tây Lộc, thành phố Huế
- Phong phú Plaza: có địa chỉ để bạn tham khảo tại Khu quy hoạch Bà Triệu Hùng Vương, phường Phú Hội, thành phố huế Huế
- Trường Tiền Plaza: có địa chỉ để bạn tham khảo tại 6 Trần Hưng Đạo, thành phố Huế
Lời kết
Bánh nậm là một trong số những loại bánh ngon, hấp dẫn được đông đảo người dùng yêu thích hiện nay. Đến nay món bánh này được đánh giá và nhận định như một nét đẹp văn hoá ẩm thực của người Việt. Vì vậy, nếu có cơ hội hãy thưởng thức món ăn đặc sắc này dù chỉ một lần trong đời bạn nhé!